Chúng tôi khuyên bạn nên đi du lịch. Cụ thể là các tour du lịch hà giang và các tour du lịch hồ ba bể và sử dụng dịch vụ của hà nội open tourism tour du lịch hạ longdu lịch cô tôdu lịch đảo thanh lân các tour du lịch cát bà hoặc tour miền núi như du lịch sapa - du lịch thác bản giốc miền núi dân tộc du lịch mai châu - du lịch hàn quốc - du lịch thung nai chúng tôi còn chuyên các tour du lịch như tour du lịch hàn quốc du lịch hà giang du lịch hạ long. Bạn cần thuê xe du lịch để đi du lịch mộc châudu lịch sapa - du lịch hồ ba bể - du lịch thanh lân
Vietnamese English French German
Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
image
image
image
image
image

Các loài cây quý hiếm

Như chúng ta đã biết Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, mà còn chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học vô cùng phong phú có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Vì vậy, đây cũng là nơi cực kỳ hấp dẫn thu hút các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đến khảo sát nghiên cứu, khám phá các loài động vật, thực vật quý hiểm góp phần làm giàu thêm kho tàng kiến thức về tự nhiên của các loài sinh vật.

Đọc thêm: %s

Động vật

 Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret(1943),...

Đọc thêm: %s

Trung Tâm cứu hộ Gấu Việt Nam

Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) cực lực tố cáo cũng như các Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA (World Society for the Protection of Animals) và Tổ chức Động vật Á châu (Animals Asia Foundation) hết sức lên án .

Đọc thêm: %s

ĐAI HỘI ĐẢNG BỘ VQG TAM ĐẢO NHIỆM KỲ 2020-2025

Trong 02 ngày 28-29/5/2020, Đảng bộ Vườn quốc gia Tam Đảo tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tới dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Đăng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;  Đinh Văn Mười, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Tạ Văn Trần - Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Phan Anh Tuấn - Ủy viên BTV Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn Tam Đảo; lãnh đạo Đảng ủy xã Hồ Sơn.  

Đọc thêm: %s

Đại hội Công đoàn cơ sở Vườn quốc gia Tam Đảo lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm của đơn vị.

Đọc thêm: %s
img
img
img
img
img

Video

www.TamDaonp.com.vn: Trang chủ

Để nước sạch thôi lâm nguy

nuoc-sachThienNhien.Net - Các chuyên gia môi trường và tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đánh giá cao 11 đề án xuất sắc nhất cuộc thi quốc gia “Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 10 vừa trao giải hôm 9/6 nhưng cũng bày tỏ lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn do ô nhiễm nước gây ra.

Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn sống quan trọng mà quốc gia nào cũng có, bao gồm nước ngọt và nước mặn. Việt Nam tham gia nhiều hoạt động trong diễn đàn quốc tế về bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phòng chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhưng đi liền với gia tăng dân số, phát triển nóng kinh tế, xã hội là ô nhiễm môi trường khiến tình trạng suy kiệt trong hệ thống sông, hồ chứa nước nước ta đang ngày càng cạn kiệt.

Lo ngại tình trạng ô nhiễm nước

“Nguồn nước ngầm chiếm 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng”- ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết. Việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khó khăn khi nhà máy vẫn mọc lên với mật độ dày đặc, trong khi việc xử lý nguồn nước thải hầu như không được chú trọng.

Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, ngưỡng khai thác tài nguyên nước được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy, làm suy thoái nghiêm trọng nước trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai.

Để giải quyết các vấn đề nói trên, các chuyên gia nghiên cứu môi trường nước khuyến nghị cần lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước… Tại các địa phương, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, đồng thời quản lý chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Ý thức bảo vệ sự trong lành của các dòng sông, của nguồn nước không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt trong các nhà trường.

130613_TN_nuoc2

Cuộc thi lần thứ 10 này Ban tổ chức đã trao hai giải tập thể cho Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế) và Trường THPT Mộc Lỵ (thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La) và 11 giải cá nhân gồm 2 giải nhì (không có giải nhất), 3 giải ba và 6 giải khuyến khích.

11 đề tài xuất sắc sẽ cứu nguy nguồn nước

Vượt qua hơn 400 đề tài dự thi đến từ các trường thuộc 11 tỉnh, thành phố cả nước, đề tài “Bảo vệ nguồn nước thông qua giáo dục bằng phim hoạt hình” của nhóm học sinh lớp Sinh 10 – K24 THPT chuyên Thái Nguyên (Thái Nguyên) và đề tài “Sử dụng vật liệu đơn giản ở địa phương để hấp thụ chì trong nước” của nhóm học sinh lớp 10 và 11 A THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) đã cùng giành Giải nhì – Giải cao nhất cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 10.

Cổ vũ tinh thần tập sự, sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước, TS. Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao nhiệt tình bảo vệ nguồn nước của các em học sinh, toát lên từng câu chữ trong các đề tài, thể hiện sự quan tâm và quý trọng nguồn nước. 11 đề tài xuất sắc được trao giải lần này đều đại diện tiêu biểu cho tiêu chí của cuộc thi. Đó là, mỗi đề tài là một công trình khoa học mini, đề xuất được ý tưởng mới gắn với điều kiện môi trường xung quanh, được tiến hành thực nghiệm, áp dụng vào thực tế, có tác dụng đối với cộng đồng.

“Đặc biệt, bài dự thi năm nay có sự sáng tạo riêng như sử dụng mạng xã hội, lập trình game, thiết kế wesite tuyên truyền bảo vệ và cải thiện nguồn nước”- GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi nhận xét.

6 năm trước, cũng chính học sinh trường THPT An Lạc Thôn đã giành giải Nhất cuộc thi quốc gia lần thứ tư,.với đề tài “Gòn bông băng cho nước nhiễm dầu”, được dự giải thưởng Stockholm (Thụy Điển) về nguồn nước thế giới. Đề tài được đánh giá cao bởi gắn với một vấn đề thời sự là dầu loang dọc các bờ biển Việt Nam và cũng thường gặp trên các mặt sông, rạch làm ô nhiễm nước sinh hoạt của bà con và ảnh hưởng đến sinh vật trong nước.

Đây là cuộc thi nằm trong khuôn khổ giải thưởng Stockholm về nguồn nước thế giới do Quỹ Stockholm thành lập hằng năm dành cho các nhà khoa học. Từ năm 1994, Giải thưởng Stockholm có thêm một giải thưởng dành cho học sinh trung học tại Thụy Điển và năm 1997 mở rộng toàn thế giới. Việt Nam chính thức tham gia giải này từ năm 2003. Qua 10 năm tổ chức cuộc thi, đã có 20 em đoạt giải nhất được sang Stockholm tham dự Cuộc thi quốc tế.

Cuộc thi được ví như giải Nobel dành cho học sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với giải thưởng cao nhất hằng năm là một quả cầu thủy tinh hình giọt nước được đích thân công chúa Thụy Điển trao trọng thể tại cung điện Hoàng gia.