Vườn quốc gia Tam Đảo có 2 phòng họp đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho việc họp và hội thảo của các cơ…
Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích hơn 32.761,1 ha, trải dài trên 3 tỉnh : Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang.…
Đọc thêm
Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo về công…
Đọc thêm
Chắc là đã có người từng biết và chưa từng được biết đến những hoạt động tình nguyện được tổ chức tại Vườn quốc gia…
Đọc thêm
Các Văn Bản Pháp Luật Trong Công Tác Quản Lý Bảo Vệ Rừng
Đọc thêm
NHỮNG KẺ KHÔNG DIỆP LỤC SỐNG BÁM Nhờ có khả năng và quá trình quang hợp, thực vật có khả năng tạo cho chúng…
Đọc thêm
Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không…
Đọc thêm
Tại trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ngày xuân nắng ấm, những chiếc bánh chưng, quả hồng... đã được treo đầy màu sắc trong…
Đọc thêm
ThienNhien.Net - Các chuyên gia môi trường và tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đánh giá cao 11 đề án xuất sắc nhất cuộc thi quốc gia “Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 10 vừa trao giải hôm 9/6 nhưng cũng bày tỏ lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn do ô nhiễm nước gây ra.
Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn sống quan trọng mà quốc gia nào cũng có, bao gồm nước ngọt và nước mặn. Việt Nam tham gia nhiều hoạt động trong diễn đàn quốc tế về bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phòng chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhưng đi liền với gia tăng dân số, phát triển nóng kinh tế, xã hội là ô nhiễm môi trường khiến tình trạng suy kiệt trong hệ thống sông, hồ chứa nước nước ta đang ngày càng cạn kiệt.
Lo ngại tình trạng ô nhiễm nước
“Nguồn nước ngầm chiếm 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng”- ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết. Việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khó khăn khi nhà máy vẫn mọc lên với mật độ dày đặc, trong khi việc xử lý nguồn nước thải hầu như không được chú trọng.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, ngưỡng khai thác tài nguyên nước được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy, làm suy thoái nghiêm trọng nước trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai.
Để giải quyết các vấn đề nói trên, các chuyên gia nghiên cứu môi trường nước khuyến nghị cần lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước… Tại các địa phương, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, đồng thời quản lý chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Ý thức bảo vệ sự trong lành của các dòng sông, của nguồn nước không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt trong các nhà trường.
Cuộc thi lần thứ 10 này Ban tổ chức đã trao hai giải tập thể cho Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế) và Trường THPT Mộc Lỵ (thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La) và 11 giải cá nhân gồm 2 giải nhì (không có giải nhất), 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. |
11 đề tài xuất sắc sẽ cứu nguy nguồn nước
Vượt qua hơn 400 đề tài dự thi đến từ các trường thuộc 11 tỉnh, thành phố cả nước, đề tài “Bảo vệ nguồn nước thông qua giáo dục bằng phim hoạt hình” của nhóm học sinh lớp Sinh 10 – K24 THPT chuyên Thái Nguyên (Thái Nguyên) và đề tài “Sử dụng vật liệu đơn giản ở địa phương để hấp thụ chì trong nước” của nhóm học sinh lớp 10 và 11 A THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) đã cùng giành Giải nhì – Giải cao nhất cuộc thi quốc gia cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 10.
Cổ vũ tinh thần tập sự, sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước, TS. Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao nhiệt tình bảo vệ nguồn nước của các em học sinh, toát lên từng câu chữ trong các đề tài, thể hiện sự quan tâm và quý trọng nguồn nước. 11 đề tài xuất sắc được trao giải lần này đều đại diện tiêu biểu cho tiêu chí của cuộc thi. Đó là, mỗi đề tài là một công trình khoa học mini, đề xuất được ý tưởng mới gắn với điều kiện môi trường xung quanh, được tiến hành thực nghiệm, áp dụng vào thực tế, có tác dụng đối với cộng đồng.
“Đặc biệt, bài dự thi năm nay có sự sáng tạo riêng như sử dụng mạng xã hội, lập trình game, thiết kế wesite tuyên truyền bảo vệ và cải thiện nguồn nước”- GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi nhận xét.
6 năm trước, cũng chính học sinh trường THPT An Lạc Thôn đã giành giải Nhất cuộc thi quốc gia lần thứ tư,.với đề tài “Gòn bông băng cho nước nhiễm dầu”, được dự giải thưởng Stockholm (Thụy Điển) về nguồn nước thế giới. Đề tài được đánh giá cao bởi gắn với một vấn đề thời sự là dầu loang dọc các bờ biển Việt Nam và cũng thường gặp trên các mặt sông, rạch làm ô nhiễm nước sinh hoạt của bà con và ảnh hưởng đến sinh vật trong nước.
Đây là cuộc thi nằm trong khuôn khổ giải thưởng Stockholm về nguồn nước thế giới do Quỹ Stockholm thành lập hằng năm dành cho các nhà khoa học. Từ năm 1994, Giải thưởng Stockholm có thêm một giải thưởng dành cho học sinh trung học tại Thụy Điển và năm 1997 mở rộng toàn thế giới. Việt Nam chính thức tham gia giải này từ năm 2003. Qua 10 năm tổ chức cuộc thi, đã có 20 em đoạt giải nhất được sang Stockholm tham dự Cuộc thi quốc tế.
Cuộc thi được ví như giải Nobel dành cho học sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với giải thưởng cao nhất hằng năm là một quả cầu thủy tinh hình giọt nước được đích thân công chúa Thụy Điển trao trọng thể tại cung điện Hoàng gia.