QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010 – 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Căn cứ nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010 – 2020” gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.Tên gọi: Vườn quốc gia Tam Đảo
2.Vị trí : Từ 21021’ - 21042’ Vĩ độ Bắc
Từ 105023’ – 105044’ Kinh độ Đông
3.Tổng diện tích tự nhiên của vườn quốc gia Tam Đảo là: 32.877,3 ha, bao gồm:
+ Thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc: 15.207,7 ha
+ Thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên 11.446,6 ha
+ Thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang 6.160,0 ha
a)Phần diện tích đất lâm nghiệp: 32.753,1 ha
b)Phần diện tích đất khác: 124,2 ha
4.Các phân khu chức năng:
a.Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.653,7 ha
b.Phân khu phục hồi sinh thái: 14.594,4 ha
c.Phân khu dịch vụ hành chính: 2.629,2 ha
5.Mục tiêu, nhiệm vụ
a.Bảo vệ và cải thiện diện tích che phủ của rừng đáp ứng các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia; bảo vệ và phát triển các nguồn gen về động vật và thực vật rừng góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Sử dụng hợp lý các giá trị da dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng đồng thời gắn kết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thong qua phát triển du lịch sinh thái nhằm cải thiện đời sống của người dân địa phương;
b.Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chũa cháy rừng, bảo tồn thiên nhiên, phát triển Du lịch sinh thái dựa trên các tài nguyên thiên nhiên, gắn với văn hóa lịch sử, di tích thắng cảnh và văn hóa bản địa;
c.Thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm khoa học nhằm phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên cảu Vườn quốc gia đến năm 2020.
6.Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010-2020 bao gồm;
a.Quy hoạch ranh giới, phân khu chức năng đáp ứng mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia.
b.Quy hoạch vườn thực vật để sưu tập các loài quý hiếm, bảo tồn nguồn gen. Quy hoạch các khu vực trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên phục hồi rừng.
c.Quy hoạch định hướng phát triển các tuyến du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng; các công trình phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và các diện tích cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch.
d.Quy hoạch các công trình xây dựng tại phân khu hành chính và dịch vụ du lịch, để xây dựng nhà làm việc, chòi bảo vệ; nghiên cứu khoa học, nhà khách, dịch vụ, khu nghỉ dưỡng và các khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch sinh thái.
e.Quy hoạch tôn tạo các điểm di tích lịch sử, khu văn hóa các danh lam thắng cảnh gồm: Tam Đảo 1, Tam Đảo 2, Hồ Xạ Hương, Tây Thiên. . . ;
f.Quy hoạch hệ thống đường giao thong phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, hoạt động Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nghiên cứu khoa học gồm các tuyến đường ranh giới, các tuyến đường tuần tra bảo vệ kết hợp dân sinh kinh tế, đường phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nâng cấp đường nội bộ.
g.Quy hoạch hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường phục vụ cho các công trình phòng cháy; cấp nước cho vườn thực vật, các công trình phục vụ nước sinh hoạt và dịch vụ cho du lịch sinh thái; quy hoạch hệ thống thoát nước thải; xử lý rác thải và vệ sinh môi trường.
h.Quy hoạch phát triển vùng đệm với quy mô gồm 27 xã có diện tích liên quan và tiếp giáp với Vườn, tổng diện tích tự nhiên là 51.572 ha, trong đó vĩnh phúc là 17.389 ha, Thái Nguyên là 24.875 ha, và Tuyên Quang là 9.308 ha. Xây dựng dự án phát triển 27 xã vùng đệm nhằm phục hồi và quản lý rừng bền vững; xây dựng đường nông thôn và thủy lợi; tư vấn, dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp và nông lâm kết hợp; sản xuất cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả và mô hình về trồng trọt, chăn nuôi.
7.Các trương trình hoạt động – giải pháp và tổ chức thực hiện
a.Chương trình hoạt động
- Chương trình bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo vệ nguyên vẹn toàn bộ diện tích rừng hiện có, phục hồi rừng bằng các giải pháp : Xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng rừng trên diện tích đất trống không có khả năng tự phục hồi; thực hiện các chương trình nghiên cứu về bảo tồn các sinh cảnh và các loài quý hiếm, đặc hữu ở Tam Đảo.
- Chương trình phục hồi hệ sinh thái: Bảo vệ, quản lý và phát triển các hệ sinh thái bền vững; điều tra đánh giá, nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái quan trọng như: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống,…
- Chương trình nghiên cứu khoa học: điều tra nghiên cứu bổ sung, phát hiện các giá trị bảo tồn phục vụ phát triển bền vững: nghiên cứu bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các mô hình phục hồi rừng, các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu và các nghiên cứu có liên quan để hỗ trợ bảo tồn và phát triển bền vững ở Vườn quốc gia và vùng đệm.
-Chương trình nghiên cứu xây dựng vườn thực vật: Điều chỉnh lại quy hoạch cũ; xây dựng 2 phân khu “Vườn tự nhiên” và “Vườn sưu tập” được quy hoạch.
- Chương trình xây dựng bảo tàng tự nhiên và bảo tàng mẫu vật: Điều tra đánh giá tình hình; xây dựng hạ tầng cho bảo tàng tự nhiên và bảo tàng mẫu vật của vườn quốc gia.
- Chương trình phát triển dịch vụ Du lịch sinh thái: điều tra đánh giá tiềm năng du lịch, đề xuất các hoạt động, nguồn thu từ du lịch sinh thái; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng quy chế quản lý hoạt động, sản phẩm du lịch sinh thái theo chuẩn quốc gia; bước đầu thí điểm một số loại hình du lịch sinh thái để tạo nguồn thu từ du lịch.
- Chương trình đào tạo, phát triển nguồn lực và giáo dục môi trường: phát triển nguồn lực cho vườn quốc gia để đảm nhận vai trò giáo dục và bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác trong giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn lực; xây dựng và tổ chức thực hiện các lớp tập huấn, hôi thảo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng: đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia như: hệ thống nhà, đường các loại, các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, các cơ sở dịch vụ theo quy hoạch đến năm 2020.
- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội: định hướng và hỗ trợ đầu tư cho vùng đệm Vườn quốc gia một số cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng kết hợp dân sinh, các công trình khuyến nông khuyến lâm, nâng cao nhận thức, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống phát triển kinh tế xã hội đảm bảo phát triển bền vững cho vườn quốc gia.
- Các chương trình khác: quản lý bền vững đầu nguồn; chương trình bảo vệ môi trường; quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia Tam Đảo và thu hút khách du lịch.
b. Các giải pháp chủ yếu
- Giải pháp cơ chế chính sách:
+ Về tổ chức : bộ máy tổ chức của Vườn quốc gia Tam Đảo có 3 phòng chức năng: Phòng Tổ chức – Hành Chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; Phòng Kế hoạch – Tài chính và 4 đơn vị trực thuộc là : Hạt kiểm lâm; Trung tâm dịch vụ, Du lịch sinh thái; Trung tâm nghiên cứu giáo dục và môi trường và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
+ Về nhân sự: Đảm bảo đủ số lượng các cán bộ công chức gồm cán bộ trong biên chế và cán bộ hợp đồng trong giai đoạn 2020 để đảm bảo các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia.
+ Cơ chế chính sách: Ổn định quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo đến năm 2020, công khai quy hoạch trên các phương tiện thong tin đại chúng để tuyên truyền cho công tác bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Áp dụng mô hình liên doanh, liên kết đầu tư và cho thuê môi trường rừng để khai thác tiềm năng du lịch, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tạo ra phương thức, nguồn thu mới để bảo đảm cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng.
- Về khoa học công nghệ: Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, trường đại học xây dựng và thực hiện các chương trình / dự án khoa học công nghệ; Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống con giống phục vụ nhu cầu trồng rừng, nhân giống động vất hoang dã; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo kiệt, tròng rừng các laoif cây bản địa; tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý.
- Về phát triển nguồn nhân lực: bao gồm ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, đào tạo chuyên đề; chuyên môn hóa cao cho lực lượng cán bộ trong các lĩnh vực hoạt động; khuyến khích việc học cao học, nghiên cứu sinh và tham gia các khóa đào tạo khác để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp chủ động đào tạo tại chỗ để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên trong vườn.
- Về tài chính: ngân sách nhà nước đảm bảo đầu tư cho các chương trình Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Phục hồi hệ sinh thái; Nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn lực; Xây dựng hạ tầng cơ sở; giáo dục bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, công trình hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí trong phân khu Hành chính và dịch vụ môi trường, bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
c. Tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát đánh giá
Trong phân khu bảo vệ nghiêm nghặt: lập các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng, lâm sinh.
Trong phân khu phục hồi sinh thái : lập các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng, lâm sinh bằng nguồn vốn ngân sách; các nhà đầu tư xây dựng các đề án thuê môi trường rừng đặc dụng phục vụ du lịch sinh thái
Trong phân khu hành chính dịch vụ: lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000) trên diện tích, công trình đã được xác định. Các nhà đầu tư, các đơn vị liên kết lập các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Giám sát thự hiện các quy định về bảo vệ môi sinh, môi trường. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đã được xác định trong quy hoạch.
8. Dự toán vốn đầu tư
Tổng số vốn đầu tư : 373.822 triệu đồng, trong đó:
+ giai đoạn I (2010-2015): 227.352 triệu đồng, chiếm 60,8%
+ Giai đoạn ІІ (2016-2020): 146.469 triệu đồng chiếm 39,2%
Phân chia hạng mục đầu tư:
+ Vốn xây dựng cơ bản: 252.580 triệu đồng, chiếm 67,6%
+ Vốn lâm sinh: 44.952 triệu đồng, chiếm 12%
+ Vốn mua sắm trang thiết bị: 16.750 triệu đồng, chiếm 4.9%
+ Các loại vốn đầu tư khác: 25.556 triệu đồng, chiếm 6.8%
+ Vốn dự phòng: 33.984 triệu đồng, chiếm 10%
Phân chia theo nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách: 280.366 triệu đồng, chiếm 75%
+ Vốn ngoài ngân sách 93.455 triệu đồng, chiếm 25%
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp phê duyệt các qui hoạch chi tiết, các bản đồ qui hoạch . Giao Tổng cục Lâm nghiệp chỉ đạo, hướng dẫn Vườn quốc gia Tam Đảo xây dựng chương trình, dự án để thực hiện qui hoạch các nội dung quy định tại điều 1 của quyết định này và hướng dẫn Vườn quốc gia lập kế hoạch đầu tư hang năm theo các nhiệm vụ đầu tư và các dự án đầu tư cụ thể của từng chương trìnhđầu tư được duyệt; tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch có hiệu quả theo các nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này và nội dung của văn kiện quy hoạch được phê duyệt, tuân thủ các quy chế hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và của nhà nước về quy chế quản lý rừng đặc dụng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Cánh văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ kế hoạch, Tài chính; Cục trưởng Cục Đầu tư xây dựng và Quản lý công trình; tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
Như điều 4;
Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
Các bộ TN&MT;KH&ĐT; VH-TT&DL;
Văn phòng Chính phủ;
Lưu VT, TCLN
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
HỨA ĐỨC NHỊ
|