Vườn quốc gia Tam Đảo có 2 phòng họp đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho việc họp và hội thảo của các cơ…
Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích hơn 32.761,1 ha, trải dài trên 3 tỉnh : Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang.…
Đọc thêm
Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo về công…
Đọc thêm
Chắc là đã có người từng biết và chưa từng được biết đến những hoạt động tình nguyện được tổ chức tại Vườn quốc gia…
Đọc thêm
Các Văn Bản Pháp Luật Trong Công Tác Quản Lý Bảo Vệ Rừng
Đọc thêm
NHỮNG KẺ KHÔNG DIỆP LỤC SỐNG BÁM Nhờ có khả năng và quá trình quang hợp, thực vật có khả năng tạo cho chúng…
Đọc thêm
Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không…
Đọc thêm
Tại trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ngày xuân nắng ấm, những chiếc bánh chưng, quả hồng... đã được treo đầy màu sắc trong…
Đọc thêm
Không thể giảm nghèo nếu môi trường bị hủy hoại
http://www.thiennhien.net/ - Thế giới sẽ không thể xóa đói giảm nghèo nếu chính sách thuế, các gói hỗ trợ, các luật định, các khoản trợ cấp, thương mại và tiêu dùng công không được điều chỉnh để thúc đẩy xu hướng sản xuất, tiêu thụ bền vững. Đây là nhận định của Ủy ban Cấp cao Liên Hợp quốc – cơ quan chịu trách nhiệm đề ra hướng phát triển toàn cầu.
Trong Báo cáo Chương trình nghị sự Phát triển sau năm 2015, Ủy ban này đã khẳng định: “Nếu không có một môi trường bền vững thì chẳng bao giờ loài người có thể chấm dứt đói nghèo”.
Ảnh minh họa: Harmonyfdn.ca
“Rõ ràng các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực toàn cầu đầu tiên giúp giải quyết đói nghèo và những thách thức phát triển khác, song bảo vệ môi trường chỉ mới được thừa nhận và hầu như chưa được quan tâm đúng mức” – ông Jim Leape, Tổng Giám đốc WWF, chia sẻ.
“Và cuối cùng sau gần 55 năm, chúng ta đã phải đồng ý với nhau rằng không thể đẩy lùi nghèo đói và đảm bảo sức khỏe con người nếu sức ép lên tài nguyên và môi trường không được hóa giải” – ông nói thêm.
Báo cáo trên được nhận định có khả năng ảnh hưởng đến khoản chi dùng cho phát triển lên tới 25 nghìn tỷ USD, đồng thời đánh dấu một bước ngoặt cho thấy vấn đề phát triển và bền vững đã được nhìn nhận như hai chủ đề độc lập.
Theo đó, Báo cáo kêu gọi những giải pháp thực sự quyết liệt sẽ mau chóng được triển khai ở cả các nước phát triển và đang phát triển nhằm giảm thiểu những tác động từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, chất thải và ô nhiễm.
Báo cáo còn nhấn mạnh sẽ là không đủ nếu chỉ dùng GDP để đánh giá tiến bộ của doanh nghiệp trong trách nhiệm bắt buộc đối với môi trường và xã hội.
Ngoài ra nên đưa mục tiêu bảo vệ nông nghiệp, nghề cá bền vững, bảo vệ hệ thống nước sạch và nguồn cung cấp năng lượng vào các mục tiêu đề xuất để đảm bảo an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng trong bối cảnh dân số thế giới đang ngày một gia tăng như hiện nay.
Theo Thiên Thiên/Diễn đàn Đầu tư, 01/06/2013